Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
185775

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Ngày 20/04/2022 09:38:08

 

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em

 

Từ khi mới chào đời trẻ đã được trang bị ngay những lá chắn phòng bệnh  đó là vắc xin . Trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi với trên chục loại vắc xin và còn nhiều loại vắc xin  dịch vụ khác được tiêm cho trẻ. Trong quá trình  cuộc sống diễn ra, có những căn bệnh mới xuất hiện và diễn biến phức tạp gây tử vong cao cho con người, nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong  thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng chế ra các loại vắc xin để chống lại các dịch bệnh đó. Như hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang còn diễn biến rất phúc tạp mặc dù các nhà khoa học đã tìm ra vắc xin để phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay trẻ em từ độ tuổi 5 đến dưới 12 tuổi vẫn chưa được tiêm nên công tác phòng bệnh đang còn gặp khó khăn.

Hiện nay, Bộ Y tế đã đồng ý đưa 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 vào tiêm phòng cho trẻ nhỏ, gồm: vắc xin Pfizer (cho trẻ từ 5 đến dưới 12  tuổi) và vắc xin Moderna (cho nhóm từ 6 đến dưới 12  tuổi).

Huyện Thọ Xuân bắt đầu triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dướ 12 tuổi từ ngày 21 tháng 4 năm 2022 theo lộ trình tiêm cho trẻ theo thứ  tự lứa tuổi giảm dần và theo tiến độ cung ứng văc xin của Bộ Y tế.

Để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn  phụ huynh, người giám hộ cần lưu ý những việc sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng:

Trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin Covid-19

Để tránh tâm lý lo sợ của trẻ, các bậc phụ huynh không nên quá căng thẳng mà cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi thật sát sau tiêm chủng nên nói rõ về lợi ích của việc tiêm vắc xin, giữ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự nguyện tiêm và sinh hoạt như bình thường. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm Covid-19...Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Sau khi trẻ tiêm vắc-xin Covid-19

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có như sốc phản vệ. Theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu. Cũng nên luôn có người bên cạnh trẻ 24/24 giờ trong 3 ngày đầu. Theo dõi nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bù điện giải Oresol. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, hoặc thấy một trong những dấu hiệu sau thì cần liên hệ ngay với cấp cứu hoặc đến thẳng bệnh viện:

1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

6. Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

8. Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

9. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

10. Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Thời gian bao lâu sau tiêm vắc xin Covid 19 mũi 1 thì tiêm lại mũi 2

Trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần theo liều lượng vắc xin được chỉ định tiêm cho trẻ của nhà sản xuất. Trong cùng một lần tiêm hoặc không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm phòng, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 cùng các loại vắc xin khác. Cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất, mỗi người dân hãy thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế.

 

 

Những lưu ý khi tiêm phòng cho trẻ

Đăng lúc: 20/04/2022 09:38:08 (GMT+7)

 

Những lưu ý phụ huynh cần biết khi tiêm phòng Covid-19 cho trẻ em

 

Từ khi mới chào đời trẻ đã được trang bị ngay những lá chắn phòng bệnh  đó là vắc xin . Trong chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ từ 0-24 tháng tuổi với trên chục loại vắc xin và còn nhiều loại vắc xin  dịch vụ khác được tiêm cho trẻ. Trong quá trình  cuộc sống diễn ra, có những căn bệnh mới xuất hiện và diễn biến phức tạp gây tử vong cao cho con người, nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh và giảm tỷ lệ tử vong  thì các nhà khoa học đã nghiên cứu và sáng chế ra các loại vắc xin để chống lại các dịch bệnh đó. Như hiện nay, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang còn diễn biến rất phúc tạp mặc dù các nhà khoa học đã tìm ra vắc xin để phòng, chống dịch bệnh, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay trẻ em từ độ tuổi 5 đến dưới 12 tuổi vẫn chưa được tiêm nên công tác phòng bệnh đang còn gặp khó khăn.

Hiện nay, Bộ Y tế đã đồng ý đưa 2 loại vắc xin ngừa Covid-19 vào tiêm phòng cho trẻ nhỏ, gồm: vắc xin Pfizer (cho trẻ từ 5 đến dưới 12  tuổi) và vắc xin Moderna (cho nhóm từ 6 đến dưới 12  tuổi).

Huyện Thọ Xuân bắt đầu triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dướ 12 tuổi từ ngày 21 tháng 4 năm 2022 theo lộ trình tiêm cho trẻ theo thứ  tự lứa tuổi giảm dần và theo tiến độ cung ứng văc xin của Bộ Y tế.

Để đảm bảo cho trẻ được tiêm chủng an toàn  phụ huynh, người giám hộ cần lưu ý những việc sau khi đưa trẻ đi tiêm chủng:

Trước khi cho trẻ tiêm vắc-xin Covid-19

Để tránh tâm lý lo sợ của trẻ, các bậc phụ huynh không nên quá căng thẳng mà cần tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước khi tiêm và theo dõi thật sát sau tiêm chủng nên nói rõ về lợi ích của việc tiêm vắc xin, giữ cho trẻ có tâm lý thoải mái, tự nguyện tiêm và sinh hoạt như bình thường. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tiêm. Thực hiện quy định 5K tại điểm tiêm để phòng tránh lây nhiễm Covid-19...Bên cạnh đó cũng như tất cả các loại vắc xin khác, trẻ sẽ được khám sàng lọc trước tiêm. Do đó, cần nói với bác sĩ về bất kỳ loại dị ứng nào mà trẻ có thể mắc để bác sĩ đưa ra chỉ định tiêm phòng phù hợp trong buổi khám sàng lọc.

Sau khi trẻ tiêm vắc-xin Covid-19

Sau khi tiêm chủng, cần cho trẻ ở lại điểm tiêm chủng ít nhất 30 phút để theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng nghiêm trọng nếu có như sốc phản vệ. Theo dõi liên tục sức khỏe của trẻ trong vòng 28 ngày sau tiêm, đặc biệt 48 giờ đầu. Cũng nên luôn có người bên cạnh trẻ 24/24 giờ trong 3 ngày đầu. Theo dõi nếu thấy sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm, nếu sưng to nhanh thì đi khám ngay, không bôi, chườm, đắp bất cứ thứ gì vào chỗ sưng đau.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của nhân viên y tế. Cho trẻ uống nhiều nước hoặc bù điện giải Oresol. Nếu không cắt được sốt hoặc sốt lại trong vòng 2 giờ, hoặc thấy một trong những dấu hiệu sau thì cần liên hệ ngay với cấp cứu hoặc đến thẳng bệnh viện:

1. Ở miệng thấy có cảm giác tê quanh môi hoặc lưỡi;

2. Ở da thấy có phát ban hoặc nổi mẩn đỏ hoặc tím tái hoặc đỏ da hoặc chảy máu, xuất huyết dưới da;

3. Ở họng có cảm giác ngứa, căng cứng, nghẹn họng, nói khó;

4. Về thần kinh có triệu chứng đau đầu kéo dài hoặc dữ dội, li bì; ngủ gà, lú lẫn, hôn mê, co giật;

5. Về tim mạch có dấu hiệu đau tức ngực, hồi hộp đánh trống ngực kéo dài, ngất;

6. Đường tiêu hóa có dấu hiệu nôn, đau quặn bụng hoặc tiêu chảy;

7. Đường hô hấp có dấu hiệu khó thở, thở rít, khò khè, tím tái;

8. Chóng mặt, choáng, xây xẩm, cảm giác muốn ngã, mệt bất thường;

9. Đau dữ dội bất thường tại một hay nhiều nơi không do va chạm, sang chấn;

10. Sốt cao liên tục trên 38,5 độ C mà không đáp ứng thuốc hạ sốt.

Thời gian bao lâu sau tiêm vắc xin Covid 19 mũi 1 thì tiêm lại mũi 2

Trẻ cần được tiêm 2 mũi vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Trong đó, mũi thứ 2 cách mũi đầu tiên là 3 tuần theo liều lượng vắc xin được chỉ định tiêm cho trẻ của nhà sản xuất. Trong cùng một lần tiêm hoặc không cần đợi 14 ngày giữa các lần tiêm phòng, trẻ có thể tiêm vắc xin phòng COVID-19 cùng các loại vắc xin khác. Cần có thời gian để cơ thể trẻ xây dựng sự bảo vệ sau khi tiêm phòng. Mọi người được coi là đã được tiêm chủng đầy đủ hai tuần sau khi tiêm mũi thứ hai của vắc-xin Pfizer-BioNTech hoặc Moderna. Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm phòng vắc xin, vẫn rất cần tuân thủ 5K để đạt hiệu quả cao nhất trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Để đảm bảo cho công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 đạt hiệu quả cao nhất, mỗi người dân hãy thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế.

 

 

thủ tục hành chính