Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
185775

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.

Ngày 09/04/2024 08:24:13

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.

 

Hiện nay tình hình bệnh dại trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, theo thông tin của Bộ y tế từ đầu năm đến nay trên cả nước đã có 27 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm 2023. Có 16/63 tỉnh thành có ca bệnh dại trên người, trong đó tại Thanh Hóa ghi nhận 01 trường hợp bệnh dại tử vong trên người tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.

Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát bệnh dại bùng phát, lây lan gây hậu quả lớn và đe dọa sức khỏe cộng động. UBND xã Thọ Lâm hướng dẫn các biện các biện phòng chống bệnh dại trên chó, mèo cụ thể như sau:

                   1. Một số đặc điểm của bệnh dại

        Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm vi rút nguy hiểm ở động vật và người, do vi rút Lysa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridea gây ra.Vi rút dại tác động lên hệ thần kinh trung ương ở động vật máu nóng và người mắc bệnh.

Vi rút dại có sức đề kháng tương đối yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56°C trong vòng 30 phút, ở 60°C trong 5-10 phút và 70°C trong vòng 2 phút và các chất sát trùng thông thường. Vi rút dại tồn tại được từ vài tuần đến 12 tháng ở nhiệt dộ 40°C,từ3-5nămởnhiệtđộdưới0°CVi rútdại tồntạichủyếu trong cơthểvật chủ

Diễn biến của bệnh dại trên chó, mèo.

        Động vật sau khi nhiễm virút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào loài, động lực của vi rút và vị trí vết cắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi có triệu chứng bệnh dại và trong suốt thười kỳ phát bệnh.

Chó mắc bệnh dại sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.

        Dấu hiệu chó, mèo mắc bệnh trên chó, mèo.

Chó, mèo mắc bệnh có biểu hiện cắn lung tung và thay đổi hành vi, sợ ánh sáng có 2 thể bệnh:

Thể điên cuồng: con vật hay tấn công, hung dữ bất thường, tiếng rủ thay đổi, rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, sợ sáng, sợ gió, sợ nước, chảy nhiều nước dãi và chết.

Thể bại liệt (thể câm): Con vật ủ rũ, buồn bã, nhai nuốt, khó khăn, bại liệt, hàm trễ, nước dãi chảy nhiều và chết.

Bệnh dại lây từ chó, mèo sang người như thế nào.

Chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh Dại cắn người hoặc lây từ nước dãi của chó, mèo mắc bệnh sang vết thương hở trên da, niêm mặc mắt, mũi của người.

Người giết mổ hoặc tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại có nguy cơ cao nhiễm bệnh Dại có thể nhiễm bệnh do vi rút Dại lây từ nước dãi hoặc khi tiếp xúc phần nào, tế bào thần kinh của chó, mèo mắc bệnh Dại sang vết thương hở của người.

        Người bị nhiễm vi rút dại khi đã có biểu hiện phát bệnh thì tỉ lệ tử vong 100%.

Nếu người bị chó dại mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại cắn nếu không được tiêm vắc xin điều trị dự phòng kịp thời hoặc tiêm không đủ liều thì có thể chết vì bệnh dại.

        2. Các biện pháp phòng chống bệnh dại cho chó mèo

Bệnh dại được xếp vào tốp đầu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ phát triển cực nhanh,gây tử vong cao và hiện tại chưa có phương pháp điều trịhiệu quả khi các dấu hiệu lâm sàng đã xuất hiện.

Biện pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh cho chó để giữ an toàn đến tính mạng cho vật nuôi và con người. Cụ thể:

- Tiêm phòng bằng vắc xin là cách tốt nhất định kỳ hàng năm 2 lần/năm, nên tiêm mũi đầu khi chó được 12 tuần tuổi.

- Vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng nơi ở, quản lý thật tốt đàn chó nuôi, không thả rông chó ra đường, khu đông dân cư, nơi công cộng, khi thả chó phải rọ mõm, có người dắt và giám sát.

        3. Người bị chó, mèo cắn cần phải làm gì.

Rửa ngay vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng đặc trong vòng 15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa ngay vết cắn bằng vòi nước. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất đề phòng lây nhiễm vi rút dại.

Sát trùng vết cắn với thuốc sát trùng như cồn y tế, cồn i ốt (nếu có) cầm máu và băng bó vết thương do bị chó, mèo cắn.

Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời.Tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa bệnh.

Báo cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương, kiểm tra con chó, mèo đó xem đã tiêm phòng vắc xin Dại chưa? Nếu có nguy cơ con chó, mèo đó có bị bệnh Dại thì người bị cắn cần phải được tiêm phòng vắc xin dại hoặc điều trị dự phòng.

        4. Những quy định xử phạt người nuôi chó, mèo cần biết

Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ- CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực thú y, Điều 7 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

          Căn cứ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

        Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: tội giết người (Điều123); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134); Tội vô ý làm chết người (Điều 128).

Để tăng cường công tác phòng chống bệnh Dại, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo, hạn chế sự phát sinh, lây truyền bệnh Dại sang người, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Đề nghị nhân dân tiêm phòng dại cho đàn cho mèo của hộ gia đình đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh.

 

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.

Đăng lúc: 09/04/2024 08:24:13 (GMT+7)

 BÀI TUYÊN TRUYỀN

V/v hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên chó, mèo.

 

Hiện nay tình hình bệnh dại trên cả nước diễn biến hết sức phức tạp, theo thông tin của Bộ y tế từ đầu năm đến nay trên cả nước đã có 27 trường hợp tử vong do bệnh dại, tăng 16 ca so với cùng kỳ năm 2023. Có 16/63 tỉnh thành có ca bệnh dại trên người, trong đó tại Thanh Hóa ghi nhận 01 trường hợp bệnh dại tử vong trên người tại xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.

Để chủ động ngăn chặn, kiểm soát bệnh dại bùng phát, lây lan gây hậu quả lớn và đe dọa sức khỏe cộng động. UBND xã Thọ Lâm hướng dẫn các biện các biện phòng chống bệnh dại trên chó, mèo cụ thể như sau:

                   1. Một số đặc điểm của bệnh dại

        Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm vi rút nguy hiểm ở động vật và người, do vi rút Lysa và Vesiculo thuộc họ Rhabdoviridea gây ra.Vi rút dại tác động lên hệ thần kinh trung ương ở động vật máu nóng và người mắc bệnh.

Vi rút dại có sức đề kháng tương đối yếu, dễ bị bất hoạt ở nhiệt độ 56°C trong vòng 30 phút, ở 60°C trong 5-10 phút và 70°C trong vòng 2 phút và các chất sát trùng thông thường. Vi rút dại tồn tại được từ vài tuần đến 12 tháng ở nhiệt dộ 40°C,từ3-5nămởnhiệtđộdưới0°CVi rútdại tồntạichủyếu trong cơthểvật chủ

Diễn biến của bệnh dại trên chó, mèo.

        Động vật sau khi nhiễm virút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc vào loài, động lực của vi rút và vị trí vết cắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi có triệu chứng bệnh dại và trong suốt thười kỳ phát bệnh.

Chó mắc bệnh dại sẽ chết trong vòng 10 ngày kể từ khi có triệu chứng đầu tiên của bệnh.

        Dấu hiệu chó, mèo mắc bệnh trên chó, mèo.

Chó, mèo mắc bệnh có biểu hiện cắn lung tung và thay đổi hành vi, sợ ánh sáng có 2 thể bệnh:

Thể điên cuồng: con vật hay tấn công, hung dữ bất thường, tiếng rủ thay đổi, rống lên như tiếng hú, trễ hàm, thè lưỡi ra ngoài, sợ sáng, sợ gió, sợ nước, chảy nhiều nước dãi và chết.

Thể bại liệt (thể câm): Con vật ủ rũ, buồn bã, nhai nuốt, khó khăn, bại liệt, hàm trễ, nước dãi chảy nhiều và chết.

Bệnh dại lây từ chó, mèo sang người như thế nào.

Chủ yếu do chó, mèo mắc bệnh Dại cắn người hoặc lây từ nước dãi của chó, mèo mắc bệnh sang vết thương hở trên da, niêm mặc mắt, mũi của người.

Người giết mổ hoặc tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh dại có nguy cơ cao nhiễm bệnh Dại có thể nhiễm bệnh do vi rút Dại lây từ nước dãi hoặc khi tiếp xúc phần nào, tế bào thần kinh của chó, mèo mắc bệnh Dại sang vết thương hở của người.

        Người bị nhiễm vi rút dại khi đã có biểu hiện phát bệnh thì tỉ lệ tử vong 100%.

Nếu người bị chó dại mắc bệnh, nghi mắc bệnh Dại cắn nếu không được tiêm vắc xin điều trị dự phòng kịp thời hoặc tiêm không đủ liều thì có thể chết vì bệnh dại.

        2. Các biện pháp phòng chống bệnh dại cho chó mèo

Bệnh dại được xếp vào tốp đầu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ phát triển cực nhanh,gây tử vong cao và hiện tại chưa có phương pháp điều trịhiệu quả khi các dấu hiệu lâm sàng đã xuất hiện.

Biện pháp hữu hiệu nhất là phòng bệnh cho chó để giữ an toàn đến tính mạng cho vật nuôi và con người. Cụ thể:

- Tiêm phòng bằng vắc xin là cách tốt nhất định kỳ hàng năm 2 lần/năm, nên tiêm mũi đầu khi chó được 12 tuần tuổi.

- Vệ sinh sạch sẽ, tiêu độc khử trùng nơi ở, quản lý thật tốt đàn chó nuôi, không thả rông chó ra đường, khu đông dân cư, nơi công cộng, khi thả chó phải rọ mõm, có người dắt và giám sát.

        3. Người bị chó, mèo cắn cần phải làm gì.

Rửa ngay vết cắn dưới vòi nước chảy liên tục và xà phòng đặc trong vòng 15 phút. Nếu không có xà phòng, hãy rửa ngay vết cắn bằng vòi nước. Đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả nhất đề phòng lây nhiễm vi rút dại.

Sát trùng vết cắn với thuốc sát trùng như cồn y tế, cồn i ốt (nếu có) cầm máu và băng bó vết thương do bị chó, mèo cắn.

Hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương.

Đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và điều trị dự phòng bệnh Dại kịp thời.Tuyệt đối không tự chữa trị hoặc nhờ thầy lang chữa bệnh.

Báo cho cơ quan thú y, chính quyền địa phương, kiểm tra con chó, mèo đó xem đã tiêm phòng vắc xin Dại chưa? Nếu có nguy cơ con chó, mèo đó có bị bệnh Dại thì người bị cắn cần phải được tiêm phòng vắc xin dại hoặc điều trị dự phòng.

        4. Những quy định xử phạt người nuôi chó, mèo cần biết

Theo Nghị định 04/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 90/2017/NĐ- CP về xử lý VPHC trong lĩnh vực thú y, Điều 7 Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

          Căn cứ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017

        Hành vi để chó cắn chết người phụ thuộc vào ý thức chủ quan của chủ nuôi mà người này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo những tội danh khác nhau quy định trong Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017: tội giết người (Điều123); Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Điều 134); Tội vô ý làm chết người (Điều 128).

Để tăng cường công tác phòng chống bệnh Dại, nâng cao tỷ lệ tiêm phòng bệnh Dại cho đàn chó, mèo, hạn chế sự phát sinh, lây truyền bệnh Dại sang người, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đảm bảo an sinh xã hội. Đề nghị nhân dân tiêm phòng dại cho đàn cho mèo của hộ gia đình đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh.

 

thủ tục hành chính