Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
185775

Khai quốc công thần Lê Văn An

Ngày 31/05/2018 10:21:11

Thái úy Khắc Quốc Công Lê Văn An lúc sinh thời sát cánh cùng Lê Lợi chống quân Minh, tham gia đánh lớn nhỏ hàng trăm trận. Con trai, con gái, con rễ tất cả cùng đứng dưới lá cờ đại nghĩa của Lê Lợi.

 Thái úy Khắc Quốc Công Lê Văn An lúc sinh thời sát cánh cùng Lê Lợi chống quân Minh, tham gia đánh lớn nhỏ hàng trăm trận. Con trai, con gái, con rễ tất cả cùng đứng dưới lá cờ đại nghĩa của Lê Lợi.

Ông nội Lê Văn An, nguyên quán Sở Vạn Ty Gia Định sinh được hai người con trai, trưởng là Nguyễn Thọ, thứ là Nguyễn Khảo. Bố chết, đời sống gia đình ngày một khó khăn. Ông Thọ và Ông Khảo cùng mẹ là bà Trần Thị Quý chuyển về xã Văn Minh xứ Nghệ An sinh cơ lập nghiệp, sau đó lại chuyển về sinh sống ở ã Xích Đằng, tỉnh Hưng Yên. Về đây được ít lâu ông Khảo và bà Quý qua đời. Ít lâu sau, gia đình chuyển vào sinh sống ở Mục Sơn, huyện cổ Lôi, trấn Thanh Hóa, khai hoang lập ấp, lấy nghề chài lưới trên sông Lương làm thú vui. Ông giấu tên họ nên nhân dân quen gọi ông là ông Đồn. Vào Mục Sơn ít lâu, vợ chồng ông Thọ sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, tính khí hơn người, lớn lên học hành thông minh thích đọc binh pháp, ham tập võ nghệ, bèn đặt là Văn An để nhớ về quê vợ ( xã Văn Minh, trấn Nghệ An). Năm Văn An lên 13 tuổi, kết bạn với một người ở hương Lam Sơn là Lê Lợi, hai người cùng học với ông thầy họ Nguyễn và thân nhau như anh em ruột, Văn An còn kết bạn với Nguyễn Thận và Lê Lai.

Văn An đến tụ nghĩa Lam Sơn ngày 25 tháng 5 năm Ất Mùi (1415) trước hội thề Lũng Nhai một năm, trước ngày khởi nghĩa ba năm.

Lê Văn An là một viên tướng văn võ song toàn, có tài xông trận hãm thành và chỉ huy quân tiếp viện, ở thế trận nào ông cũng thành công.

Năm Bính Ngọ (1426), quân giặc bị thua đau ở Ninh Kiều và một số thành khác nên rất hoang mang cầu quân ở thành Nghệ An ra cứu thành Đông Đô, tướng chỉ huy thành Nghệ an ra ứng cứu Đông Đô để Thái Phúc liều chết ỏ lại giữ thành. Trước khí thế chiến thắng như trẻ tre của nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cùng đại quân tiến ra Bắc chỉ để lại có 5 tướng trong đó có Lê Văn An. Sau đó hai thành Nghệ An và Diễn Châu đầu hàng.

Thái úy Lê Triện và Lê Văn An đem 14 vệ quân ra bao vây địch ở cửa Bắc thành Đông quan.

Ngày 10 tháng 6 năm Đinh Mùi (1427), trấn thủ Quảng Tây Cố Hưng Tổ đem 5 vạn quân và 5 nghìn ngựa tràn qua biên giới định cứu nguy cho Vương Thông ở thành Đông Quan, bị Trần Lựu và Lê Bôi đánh tan ở ải Pha Lũy, tàn quân rút chạy về nước. Ngày 17 tháng 6 năm Đinh Mùi ( 1427) Lê Lợi phong Lê Lai làm Thiếu Bảo coi các việc quân ở Quốc Oai, Tam Đái và Quảng Oai, lại lệnh cho " Nếu có viên chấp lệnh, hay giám quan nào không theo lệnh của người thì được quyền chém trước tâu sau".

Bị Vây hãm trong thành Đông Quan, Vương Thông lo sợ liên rục cầu cứu viên binh. Vua Minh sai An viễn hầu Liễu Thăng đem 10 vạn quân từ Vân Nam tới.

Ngày 25, Bình Định Vương Lê Lợi sai Lê Văn An và Lê Lý đem 3 vạn quân tiếp đến núi Mã Yên cùng với Lê Sát và Lưu Nhân Chú chém đầu Bảo Lượng, Bá Lương Minh. Tháng 10, Lê Lợi sai Lê Văn An và Lê Lý đem ba vạn quân bao vậy bốn mặt, lại dựng lũy ở tả ngạn sông Xương Giang để dồn ép địch. Tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc không còn cách nào khác phải đắp lũy giữa đồng để tự vệ.

Ngày 15 tháng 10, Lê Văn An cùng các quân đông loạt tấn công giặc, chém đầu hươn 5 vạn tên, bắt sống Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn ba vạn tên địch. Các cánh quân cứu viện cho Đông Quan, chỉ không đầy 2 tháng đã bị nghĩa quân đánh bại hoàn toàn, buộc bọn giặc Vương Thông ở Thành Đông Quan phải xin hàng. Để mở lòng hiếu sinh và tránh hận thù ở hai dân tộc, Lê Lợi cấp cho lương, thuyền, ngựa cho về nước.

Là một tướng văn võ song toàn, Lê Văn An thật sự có tài khi xông trận, chỉ huy quân tiếp viện và vây hãm thành. Trong các trận đánh lớn mang tính chiến lược quân sự, Lê Văn An đều được tham gia và trận nào cũng thắng lợi. Âu cũng là cái tài của người làm tướng và của người khiển tướng.

Sau 10 năm chiến đấu hy sinh gian khổ, đất nước ta sạch bóng quân thù, xét công lao phong thưởng, Lê Văn An được phong nhập nội thiếu úy tư mã, suy trung bảo chính công thần, tham dự triều chính.

Lê Văn An sinh năm Giáp Tý (1384). Mất ngày 9 tháng 4 năm Định Tỵ (1437), táng tại quê nhà, được Vua ban Thụy là Trung Hiếu.

Đến đời Lê Tháng Tông được gia phong Khắc Quốc Công.

Cả cuộc đời Lê Văn An, tận tâm với Vua, với nước. Trong các võ tướng thời Lê Sơ, Lê Văn An là người điềm đạm, giữ lễ nghĩa, được giới sỹ phu cả nước lúc bấy giờ quý trọng.

Người con cả là Lê Văn Biến ( còn có tên là Đinh), công thần hạng hai Lũng Nha, trận vong, được phong vị trung lương đại phu, tả phụng thần vệ tướng quân tước đại trí tự.

Con trai thứ hai là Lê Văn Yến, làm quận công phụng lĩnh hầu.

Con gái là Lê Thị Ngọc Khiết, vợ của tướng Bùi Bị, trận vong năm Giáp Thân (1424), được truy tặng Mậu trung hầu, Mậu quận công. Một gia đình mà cả trai, gái, dâu, rễ đều tham gia kháng chiến, cháu chắt là công hầu, khanh tướng, thật xứng với câu đối còn lại ở nhà thờ.

" Kiếm cung gia quyến cựu

Uyển cổn quốc an trường"

Nhà thờ Lê Văn An và lăng mộ cụ Lê Duy Thọ ( Nguyễn Thọ) còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa lại nằm trong khu quần thể di tích lịch sử Lam Kinh.

 

Khai quốc công thần Lê Văn An

Đăng lúc: 31/05/2018 10:21:11 (GMT+7)

Thái úy Khắc Quốc Công Lê Văn An lúc sinh thời sát cánh cùng Lê Lợi chống quân Minh, tham gia đánh lớn nhỏ hàng trăm trận. Con trai, con gái, con rễ tất cả cùng đứng dưới lá cờ đại nghĩa của Lê Lợi.

 Thái úy Khắc Quốc Công Lê Văn An lúc sinh thời sát cánh cùng Lê Lợi chống quân Minh, tham gia đánh lớn nhỏ hàng trăm trận. Con trai, con gái, con rễ tất cả cùng đứng dưới lá cờ đại nghĩa của Lê Lợi.

Ông nội Lê Văn An, nguyên quán Sở Vạn Ty Gia Định sinh được hai người con trai, trưởng là Nguyễn Thọ, thứ là Nguyễn Khảo. Bố chết, đời sống gia đình ngày một khó khăn. Ông Thọ và Ông Khảo cùng mẹ là bà Trần Thị Quý chuyển về xã Văn Minh xứ Nghệ An sinh cơ lập nghiệp, sau đó lại chuyển về sinh sống ở ã Xích Đằng, tỉnh Hưng Yên. Về đây được ít lâu ông Khảo và bà Quý qua đời. Ít lâu sau, gia đình chuyển vào sinh sống ở Mục Sơn, huyện cổ Lôi, trấn Thanh Hóa, khai hoang lập ấp, lấy nghề chài lưới trên sông Lương làm thú vui. Ông giấu tên họ nên nhân dân quen gọi ông là ông Đồn. Vào Mục Sơn ít lâu, vợ chồng ông Thọ sinh được một người con trai khôi ngô tuấn tú, tính khí hơn người, lớn lên học hành thông minh thích đọc binh pháp, ham tập võ nghệ, bèn đặt là Văn An để nhớ về quê vợ ( xã Văn Minh, trấn Nghệ An). Năm Văn An lên 13 tuổi, kết bạn với một người ở hương Lam Sơn là Lê Lợi, hai người cùng học với ông thầy họ Nguyễn và thân nhau như anh em ruột, Văn An còn kết bạn với Nguyễn Thận và Lê Lai.

Văn An đến tụ nghĩa Lam Sơn ngày 25 tháng 5 năm Ất Mùi (1415) trước hội thề Lũng Nhai một năm, trước ngày khởi nghĩa ba năm.

Lê Văn An là một viên tướng văn võ song toàn, có tài xông trận hãm thành và chỉ huy quân tiếp viện, ở thế trận nào ông cũng thành công.

Năm Bính Ngọ (1426), quân giặc bị thua đau ở Ninh Kiều và một số thành khác nên rất hoang mang cầu quân ở thành Nghệ An ra cứu thành Đông Đô, tướng chỉ huy thành Nghệ an ra ứng cứu Đông Đô để Thái Phúc liều chết ỏ lại giữ thành. Trước khí thế chiến thắng như trẻ tre của nghĩa quân Lam Sơn, Lê Lợi cùng đại quân tiến ra Bắc chỉ để lại có 5 tướng trong đó có Lê Văn An. Sau đó hai thành Nghệ An và Diễn Châu đầu hàng.

Thái úy Lê Triện và Lê Văn An đem 14 vệ quân ra bao vây địch ở cửa Bắc thành Đông quan.

Ngày 10 tháng 6 năm Đinh Mùi (1427), trấn thủ Quảng Tây Cố Hưng Tổ đem 5 vạn quân và 5 nghìn ngựa tràn qua biên giới định cứu nguy cho Vương Thông ở thành Đông Quan, bị Trần Lựu và Lê Bôi đánh tan ở ải Pha Lũy, tàn quân rút chạy về nước. Ngày 17 tháng 6 năm Đinh Mùi ( 1427) Lê Lợi phong Lê Lai làm Thiếu Bảo coi các việc quân ở Quốc Oai, Tam Đái và Quảng Oai, lại lệnh cho " Nếu có viên chấp lệnh, hay giám quan nào không theo lệnh của người thì được quyền chém trước tâu sau".

Bị Vây hãm trong thành Đông Quan, Vương Thông lo sợ liên rục cầu cứu viên binh. Vua Minh sai An viễn hầu Liễu Thăng đem 10 vạn quân từ Vân Nam tới.

Ngày 25, Bình Định Vương Lê Lợi sai Lê Văn An và Lê Lý đem 3 vạn quân tiếp đến núi Mã Yên cùng với Lê Sát và Lưu Nhân Chú chém đầu Bảo Lượng, Bá Lương Minh. Tháng 10, Lê Lợi sai Lê Văn An và Lê Lý đem ba vạn quân bao vậy bốn mặt, lại dựng lũy ở tả ngạn sông Xương Giang để dồn ép địch. Tướng giặc là Thôi Tụ, Hoàng Phúc không còn cách nào khác phải đắp lũy giữa đồng để tự vệ.

Ngày 15 tháng 10, Lê Văn An cùng các quân đông loạt tấn công giặc, chém đầu hươn 5 vạn tên, bắt sống Hoàng Phúc, Thôi Tụ và hơn ba vạn tên địch. Các cánh quân cứu viện cho Đông Quan, chỉ không đầy 2 tháng đã bị nghĩa quân đánh bại hoàn toàn, buộc bọn giặc Vương Thông ở Thành Đông Quan phải xin hàng. Để mở lòng hiếu sinh và tránh hận thù ở hai dân tộc, Lê Lợi cấp cho lương, thuyền, ngựa cho về nước.

Là một tướng văn võ song toàn, Lê Văn An thật sự có tài khi xông trận, chỉ huy quân tiếp viện và vây hãm thành. Trong các trận đánh lớn mang tính chiến lược quân sự, Lê Văn An đều được tham gia và trận nào cũng thắng lợi. Âu cũng là cái tài của người làm tướng và của người khiển tướng.

Sau 10 năm chiến đấu hy sinh gian khổ, đất nước ta sạch bóng quân thù, xét công lao phong thưởng, Lê Văn An được phong nhập nội thiếu úy tư mã, suy trung bảo chính công thần, tham dự triều chính.

Lê Văn An sinh năm Giáp Tý (1384). Mất ngày 9 tháng 4 năm Định Tỵ (1437), táng tại quê nhà, được Vua ban Thụy là Trung Hiếu.

Đến đời Lê Tháng Tông được gia phong Khắc Quốc Công.

Cả cuộc đời Lê Văn An, tận tâm với Vua, với nước. Trong các võ tướng thời Lê Sơ, Lê Văn An là người điềm đạm, giữ lễ nghĩa, được giới sỹ phu cả nước lúc bấy giờ quý trọng.

Người con cả là Lê Văn Biến ( còn có tên là Đinh), công thần hạng hai Lũng Nha, trận vong, được phong vị trung lương đại phu, tả phụng thần vệ tướng quân tước đại trí tự.

Con trai thứ hai là Lê Văn Yến, làm quận công phụng lĩnh hầu.

Con gái là Lê Thị Ngọc Khiết, vợ của tướng Bùi Bị, trận vong năm Giáp Thân (1424), được truy tặng Mậu trung hầu, Mậu quận công. Một gia đình mà cả trai, gái, dâu, rễ đều tham gia kháng chiến, cháu chắt là công hầu, khanh tướng, thật xứng với câu đối còn lại ở nhà thờ.

" Kiếm cung gia quyến cựu

Uyển cổn quốc an trường"

Nhà thờ Lê Văn An và lăng mộ cụ Lê Duy Thọ ( Nguyễn Thọ) còn giữ được nhiều hiện vật có giá trị về lịch sử, văn hóa lại nằm trong khu quần thể di tích lịch sử Lam Kinh.

 

thủ tục hành chính