Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
185775

Nhân vật Đỗ Đại

Ngày 07/06/2018 15:16:30

Đỗ Đại còn có tên gọi là Đỗ Khuyển, Lê Khuyển. Ông người xã Diên Hào, huyện Lôi Dương

 Đỗ Đại còn có tên gọi là Đỗ Khuyển, Lê Khuyển. Ông người xã Diên Hào, huyện Lôi Dương. Đỗ Đại là con Đỗ Lỗi, làm quan cuối thời Trần và bà Lê Thị, quê làng Thịnh Mỹ, xã Đa Mỹ cùng huyện. Thân phụ ông hy sinh trong trận chiến chống giặc Minh thời Hồ Quý Ly. Sớm ý thức về thù nhà nợ nước, Đỗ Đại tìm đến lam Sơn xin làm gia thần cho Lê Lợi, được thu nhận và cho học võ nghệ.

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa xung Bình Định Vương, dùng Đỗ Đại làm vệ sĩ. Buổi đầu khởi nghĩa muôn vàn gian lao, Đỗ Đại không hề xa rời chủ tướng nửa bước.

Tháng Giêng năm Bính Ngọ ( 1426), Đỗ Đại cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Thiệt phục binh tại cầu Giát nhử quân giặc ở thành Diễn Châu kéo ra càn quét. Nghĩa quân nổi dậy bất ngờ chém đầu tướng Minh Vĩ Phượng và tướng ngụy Nguyễn Vinh. Tháng 8 năm ấy, Lê Lợi cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở thành Nghệ An cả, xứ Đông Đô quân ít, sức yếu bèn chia quân đi tuần tiễu đất Bắc để gây thanh thế. Đỗ Đại cùng thiếu úy Đỗ bí đem 200 quân và một con voi đi tuần các xé Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh ở lưỡng quảng sang. Nghĩa quân đi tới đâu cũng không phạm mảy may của dân, cho nên địa phương đều tranh nhau đem trâu, dê, cơm, rượu đến khao quân và hưởng ứng vây thành lũy giặc. Bởi thế, quân Minh chỉ còn cách đóng chặt cửa thành cố thủ, để đợi quân ngoài đến cứu viện. Đến tháng 12, Lê Lợi sai Trịnh Khả, Đỗ Đại đánh thành Tam Giang.

Đầu tháng giêng năm Đinh Mùi ( 1427), sau khi hạ thành Tam giang, Trịnh Khả và Đỗ Đại đóng giữ ở bên ngoài cửa Đông ( thành Đông Quan) cùng Đinh Lễ ở cửa Nam, Lê Chửng, Nghi Phúc ở cửa Tây, Lý Triện ở cửa Bắc, phối hợp vây hãm thành Đông Quan.

Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), viện binh quân Minh chia 2 đường kéo sang xâm lược nước ta. Trong khi Liễu Thăng đánh vào cửa ải phá lũy, đạo quân Mộc Thạnh đánh vào cửa ải Lê Hoa. Bị nghĩa quân do các tướng Phạm Xuân Xảo, Trịnh Khảo, Lê Trung, Đỗ Đại chặn đánh ngay tại cửa ải Lê Hoa. Lê Lợi gửi mật thư bảo Trịnh Khả, Đỗ Đại chỉ cốt cầm cự, tạo thế bất ngờ là chắc thắng. Đúng như Bình Đình Vương Lê Lợi dự đoán, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh tuổi già, từng trải công việc đã nhiều nên không khinh tiến, có ý chờ xem phía đạo quân An Viễn hầu Liễu Thăng binh tình ra sao rồi mới quyết định. Lê Lợi cho một tên chỉ huy của giặc bị ta bắt trong trận chi Lăng mang ấn, sắc, thư phù cho liễu Thăng đưa đến dinh quân Mộc Thạnh. Mộc Thạnh và tướng sĩ trông thấy đều hoang mang lo sợ.

Đang khi ấy phục quân trỗi dậy, Đỗ Đại cùng Trịnh Khả, Phạm Văn Xảo dấn đầu trông tới đánh đuổi quân giặc, thắng lớn ở ngoài Nước Lạnh và Đan Xá, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được người và ngựa đều trên một nghìn, số bị chết đuối ở khe suối thì không kể xiết. Mộc Thạnh chỉ một mình một ngựa chạy thoát. Nghĩa quân bắt được khí giới, của báu, xe lương nhiều hơn so với trận thắng Xương Giang của đạo quân Thôi Tụ, hoàng phúc.

Tháng tư năm Mậu Thân (1428), vua ban biển nghạch cho 93 công thần, Đỗ Đại thuộc loại 14 người được phong tước huyện hầu. Tháng 11 năm ấy, vua ngự về Tây Đô (Lam Sơn) bái yết Sơn Lăng. Hôm vua trở về Đông đô (Hà Nội), đêm đã khuya có lệnh mở cổng thành đón ngự giá. Đỗ Đại coi giữ các vệ cấm binh, đứng trên cổng thành nói vọng xuống: "đêm tối khó phân biệt, không dám vâng theo chiếu". Vua sai quân cầm đuốc sáng soi cao cho tỏ, Đỗ Đại nhận rõ đích xác là nhà vua mới cho mở cổng thành hộ thánh giá vào cung.

Năm Thuận Thiên thứ 3 (1430), Đỗ Đại được tiến phong tổng quản, ban kim phù vẫn coi quân cấm vệ.

Vua Thái Tông lên ngôi, Đỗ Đại được phong nhập nội thiếu úy tham tri Haỉ Tây đạo chư vệ quân kiêm thái giám như cũ.

Tháng 7 năm Đinh Tỵ (1437), vua gia phong cho Đỗ Đại làm tham tri chính sự.

Tháng 3 năm Tân Dậu (1441), Đỗ Đại hộ giá vua đi đánh Nghịch Nghiễm ở Châu Thuận Mỗi, bắt sống tướng Ai Lao là đạo quân Mông và vợ con ở động La Phe đảng đạo Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng cũng bị bắt; Nghiễm thế cùng ra hàng. Vua đem quân về, dâng tù cáo thắng trận ở Thái Miếu, ban chức nhập nội tư mã cho Đỗ Đại.

Đời Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ nhất (Qúy Hợi - 1443), Đỗ Đại được tiếp phong nhập nội Đô Đốc bình chương quân quốc trọng sự.

Tháng Giêng năm Kỷ Mão (1459), Đỗ Đại bị bệnh nặng. Nhà vua ban cấp tiền, sai quan ngự y tới trị bệnh. Nhưng bệnh tình quá nặng, vua thân hành đến thăm, hồi lâu ông mất. Đó là ngày 17 tháng giêng năm Diên Ninh thứ 6. Vua lệnh nghỉ chầu 3 ngày, tặng chức Tái Sư cho Đỗ Đại, sai đại thần chủ trì tế lễ, và giao bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ soạn văn bia sau Đỗ Đại được truy tặng Thái Sư Định Quốc Công.

Ông có 9 người con trai 13 người con gái. Con trai làm quan võ. Con gái lấy chồng vào các nhà đại thần như Nguyễn Như Lãm, Lê Văn Linh, Nguyễn Thuận....

Nhân vật Đỗ Đại

Đăng lúc: 07/06/2018 15:16:30 (GMT+7)

Đỗ Đại còn có tên gọi là Đỗ Khuyển, Lê Khuyển. Ông người xã Diên Hào, huyện Lôi Dương

 Đỗ Đại còn có tên gọi là Đỗ Khuyển, Lê Khuyển. Ông người xã Diên Hào, huyện Lôi Dương. Đỗ Đại là con Đỗ Lỗi, làm quan cuối thời Trần và bà Lê Thị, quê làng Thịnh Mỹ, xã Đa Mỹ cùng huyện. Thân phụ ông hy sinh trong trận chiến chống giặc Minh thời Hồ Quý Ly. Sớm ý thức về thù nhà nợ nước, Đỗ Đại tìm đến lam Sơn xin làm gia thần cho Lê Lợi, được thu nhận và cho học võ nghệ.

Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa xung Bình Định Vương, dùng Đỗ Đại làm vệ sĩ. Buổi đầu khởi nghĩa muôn vàn gian lao, Đỗ Đại không hề xa rời chủ tướng nửa bước.

Tháng Giêng năm Bính Ngọ ( 1426), Đỗ Đại cùng Trần Nguyên Hãn, Lê Thiệt phục binh tại cầu Giát nhử quân giặc ở thành Diễn Châu kéo ra càn quét. Nghĩa quân nổi dậy bất ngờ chém đầu tướng Minh Vĩ Phượng và tướng ngụy Nguyễn Vinh. Tháng 8 năm ấy, Lê Lợi cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở thành Nghệ An cả, xứ Đông Đô quân ít, sức yếu bèn chia quân đi tuần tiễu đất Bắc để gây thanh thế. Đỗ Đại cùng thiếu úy Đỗ bí đem 200 quân và một con voi đi tuần các xé Khoái Châu, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh ở lưỡng quảng sang. Nghĩa quân đi tới đâu cũng không phạm mảy may của dân, cho nên địa phương đều tranh nhau đem trâu, dê, cơm, rượu đến khao quân và hưởng ứng vây thành lũy giặc. Bởi thế, quân Minh chỉ còn cách đóng chặt cửa thành cố thủ, để đợi quân ngoài đến cứu viện. Đến tháng 12, Lê Lợi sai Trịnh Khả, Đỗ Đại đánh thành Tam Giang.

Đầu tháng giêng năm Đinh Mùi ( 1427), sau khi hạ thành Tam giang, Trịnh Khả và Đỗ Đại đóng giữ ở bên ngoài cửa Đông ( thành Đông Quan) cùng Đinh Lễ ở cửa Nam, Lê Chửng, Nghi Phúc ở cửa Tây, Lý Triện ở cửa Bắc, phối hợp vây hãm thành Đông Quan.

Tháng 9 năm Đinh Mùi (1427), viện binh quân Minh chia 2 đường kéo sang xâm lược nước ta. Trong khi Liễu Thăng đánh vào cửa ải phá lũy, đạo quân Mộc Thạnh đánh vào cửa ải Lê Hoa. Bị nghĩa quân do các tướng Phạm Xuân Xảo, Trịnh Khảo, Lê Trung, Đỗ Đại chặn đánh ngay tại cửa ải Lê Hoa. Lê Lợi gửi mật thư bảo Trịnh Khả, Đỗ Đại chỉ cốt cầm cự, tạo thế bất ngờ là chắc thắng. Đúng như Bình Đình Vương Lê Lợi dự đoán, Kiềm Quốc Công Mộc Thạnh tuổi già, từng trải công việc đã nhiều nên không khinh tiến, có ý chờ xem phía đạo quân An Viễn hầu Liễu Thăng binh tình ra sao rồi mới quyết định. Lê Lợi cho một tên chỉ huy của giặc bị ta bắt trong trận chi Lăng mang ấn, sắc, thư phù cho liễu Thăng đưa đến dinh quân Mộc Thạnh. Mộc Thạnh và tướng sĩ trông thấy đều hoang mang lo sợ.

Đang khi ấy phục quân trỗi dậy, Đỗ Đại cùng Trịnh Khả, Phạm Văn Xảo dấn đầu trông tới đánh đuổi quân giặc, thắng lớn ở ngoài Nước Lạnh và Đan Xá, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được người và ngựa đều trên một nghìn, số bị chết đuối ở khe suối thì không kể xiết. Mộc Thạnh chỉ một mình một ngựa chạy thoát. Nghĩa quân bắt được khí giới, của báu, xe lương nhiều hơn so với trận thắng Xương Giang của đạo quân Thôi Tụ, hoàng phúc.

Tháng tư năm Mậu Thân (1428), vua ban biển nghạch cho 93 công thần, Đỗ Đại thuộc loại 14 người được phong tước huyện hầu. Tháng 11 năm ấy, vua ngự về Tây Đô (Lam Sơn) bái yết Sơn Lăng. Hôm vua trở về Đông đô (Hà Nội), đêm đã khuya có lệnh mở cổng thành đón ngự giá. Đỗ Đại coi giữ các vệ cấm binh, đứng trên cổng thành nói vọng xuống: "đêm tối khó phân biệt, không dám vâng theo chiếu". Vua sai quân cầm đuốc sáng soi cao cho tỏ, Đỗ Đại nhận rõ đích xác là nhà vua mới cho mở cổng thành hộ thánh giá vào cung.

Năm Thuận Thiên thứ 3 (1430), Đỗ Đại được tiến phong tổng quản, ban kim phù vẫn coi quân cấm vệ.

Vua Thái Tông lên ngôi, Đỗ Đại được phong nhập nội thiếu úy tham tri Haỉ Tây đạo chư vệ quân kiêm thái giám như cũ.

Tháng 7 năm Đinh Tỵ (1437), vua gia phong cho Đỗ Đại làm tham tri chính sự.

Tháng 3 năm Tân Dậu (1441), Đỗ Đại hộ giá vua đi đánh Nghịch Nghiễm ở Châu Thuận Mỗi, bắt sống tướng Ai Lao là đạo quân Mông và vợ con ở động La Phe đảng đạo Nghiễm là Sinh Tượng và Chàng Đồng cũng bị bắt; Nghiễm thế cùng ra hàng. Vua đem quân về, dâng tù cáo thắng trận ở Thái Miếu, ban chức nhập nội tư mã cho Đỗ Đại.

Đời Nhân Tông, năm Thái Hòa thứ nhất (Qúy Hợi - 1443), Đỗ Đại được tiếp phong nhập nội Đô Đốc bình chương quân quốc trọng sự.

Tháng Giêng năm Kỷ Mão (1459), Đỗ Đại bị bệnh nặng. Nhà vua ban cấp tiền, sai quan ngự y tới trị bệnh. Nhưng bệnh tình quá nặng, vua thân hành đến thăm, hồi lâu ông mất. Đó là ngày 17 tháng giêng năm Diên Ninh thứ 6. Vua lệnh nghỉ chầu 3 ngày, tặng chức Tái Sư cho Đỗ Đại, sai đại thần chủ trì tế lễ, và giao bảng nhãn Nguyễn Như Đỗ soạn văn bia sau Đỗ Đại được truy tặng Thái Sư Định Quốc Công.

Ông có 9 người con trai 13 người con gái. Con trai làm quan võ. Con gái lấy chồng vào các nhà đại thần như Nguyễn Như Lãm, Lê Văn Linh, Nguyễn Thuận....

thủ tục hành chính