Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
185775

KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập thôn theo Quyết định số 3507 ngày 18/09/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa

Ngày 25/05/2018 13:37:35

Xã Thọ Lâm có diện tích tự nhiên 2.144,87 ha, dân số 10.302 người, 2.570 hộ; toàn xã hiện có 14 thôn.

            
            Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BTV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thôn và tổ dân phố; Căn cứ kết luận số 94 ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa về chủ trương sáp nhập thôn trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 12, ngày 25/10/2017 của Ban thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3057 ngày 18 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đền án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện kế hoạch số 12 của UBND huyện Thọ Xuân về việc triển khai thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố theo quyết định số 3057 ngày 18 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

         Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về tổ chức hoạt động của thôn. Ủy ban nhân dân xã Thọ Lâm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện sáp nhập, thành lập thôn mới xã Thọ Lâm như sau:

Sáp nhập thôn nhằm giảm số lượng thôn và người hoạt động không chuyên trách góp phần tinh gọn bộ máy, giảm chi phí ngân sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dan cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

- Sáp nhập thôn phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, của thôn trên địa bàn; khuyến khích sáp nhập các thôn để thành lập thôn mới.

- Quá trình sáp nhập thôn phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng; điều hành của chính quyền các cấp; hướng dẫn, triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức chi bộ, ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở thôn .

Về tiêu chí sáp nhập để thành lập thôn mới:

Theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Quyết định số 3507 ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Khung tiêu chí đối với thôn, tổ dân phố quy định:

- Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên, ở vùng miền núi có từ 100 hộ gia đình trở lên.

- Đối với tổ dân phố: ở vùng đồng bằng có từ 250 hộ gia đình trở lên, ở vùng miền núi có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Áp dụng khung tiêu chí để sáp nhập thôn:

- Các thôn có số hộ thấp hơn số hộ theo tiêu chí phải sáp nhập với thôn khác liền cư trong cùng xã để hình thành thôn mới.

- Các thôn có số hộ lớn hơn số hộ theo tiêu chí nhưng có chung truyền thống văn hóa ( cùng làng hoặc cùng đội sản xuất trước đây); phù hợp với đặc thù về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo sáp nhập lại theo nguyện vọng của cộng đồng dân cư.

- Các thôn có số hộ thấp hơn số hộ theo tiêu chí, cùng có các yếu tố đặc thù về truyền thống, văn hóa; dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo nhưng vị trí đị lý không giáp nhau thì vẫn pải sáp nhập lại; nếu đảm bảo sau khi sáp nhập khoảng cách từ nơi dân cư xa nhất đến trung tâm thôn mới dưới 1,5km ở vùng đồng bằng và dưới 3km ở vùng miền núi.

Trường hợp không thể sáp nhập được ( do nếu sáp nhập thì khoảng cách địa lý từ nơi dân cư xa nhất đến trung tâm thôn đó lớn hơn 1,5km ở vùng đồng bằng và hơn 3km ở vùng miền núi) thì có thể duy trì; trường hợp có nguyện vọng thì được khuyến khích sáp nhập thành thôn mới.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập thôn trên địa bàn xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Ban chỉ đạo phụ trách các thôn để lãnh đạo, chỉ đạo công tác sáp nhập thôn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã về sáp nhập thôn trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo việc sáp nhập thôn trên địa bàn xã; kiện toàn chi bộ và các đoàn thể chính trị - xã hội; công tác nhân sự đối với những người hoạt động không chuyên trách khi tiến hành sáp nhập thôn; giải quyết chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sáp nhập.

Cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố; xem đây là nội dung quan trọng góp phần tinh gọn bộ máy theo Kết luận số 64 ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và Nghị quyết số 39 ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; giúp giảm chi ngân sách làm cơ sở để nâng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách; nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã và hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh; từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

Sáp nhập để thành lập thôn thuộc xã Thọ Lâm

 
 

 


Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2012 ngày 31/08/2012 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Quyết định số 3507 ngày 18/09/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

UBND xã Thọ Lâm xây dựng Đề án sáp nhập để thành lập thôn mới trên địa bàn xã Thọ Lâm cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SÁP NHẬP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN:

Xã Thọ Lâm có diện tích tự nhiên 2.144,87 ha, dân số 10.302 người, 2.570 hộ; toàn xã hiện có 14 thôn.

Trong những năm qua hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi c ác tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo v ệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Địa bàn hành chính rộng, dân cư sống không tập trung gây khó khăn trong công tác quản lý.

Từ thực tế nói trên, việc sáp nhập để thành lập thôn trên địa bàn xã Thọ Lâm là phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tinh gọn bộ máy, giảm số lượng, đồng thời tạo sự gắn bó, củng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư.

PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN MỚI:

1. Sáp nhập thôn 5B ( 55 hộ, 167 người, diện tích 13,06 ha) và thôn Đăng Lâu ( 252 hộ, 943 người, diện tích 69,25 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Đăng Lâu:

- Sau khi sáp nhập Thôn Đăng Lâu mới có 307 hộ, 1.110 người, diện tích 425,51 ha.

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Xuân Hưng; phía Tây giáp thôn Tân Phúc; Phía Nam giáp thôn Điền Trạch; phía Bắc giáp thôn Quần Ngọc.

2. Sáp nhập thôn 4A ( 102 hộ, 389 người, diện tích 43,51 ha), thôn 4B ( 108 hộ, 395 người, diện tích 53,11 ha) và thôn Đá Vôi ( 48 hộ, 163 người, diện tích 48,33 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Đội 4:

- Sau khi sáp nhập Thôn Đội 4 có 258 hộ, 947 người, diện tích 144,95 ha.

- Vị trí địa lý: phía Đông giáp thị trấn Sao Vàng; phía Tây giáp xã Thọ Xương; phía Nam giáp xã Xuân Phú; phía Bắc giáp thôn Điền Trạch .

Giải pháp tổ chức thực hiện việc sáp nhập thôn:

Sau khi có Quyết định sáp nhập để thành lập thôn mới của cấp có thẩm quyền, UBND xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, báo cáo Đảng ủy xã lãnh đạo phương án kiện toàn, sắp xếp tổ chức của Chi  bộ, Chi hội, Trưởng thôn và những người hoạt động không chuyên trách ở thôn mới. Cụ thể:

Đối với thôn Đăng Lâu:

- Chi bộ có 30 Đảng viên; Ban công tác Mặt trận có 09 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 13 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 81 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 138 hội viên; Chi hội  Nông dân có 88 hội viên.

-  Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Chi đoàn, Chi hội Người Cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ.

Đối với 3 thôn Đội 4:

- Chi bộ có 55 Đảng viên; Ban công tác Mặt trận có 09 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 13 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 56 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 161 hội viên;

-  Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 4 người là Trưởng Chi đoàn, Chi hội Người Cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Phụ nữ.

Giải pháp về cơ sở vật chất:

UBND xã dự kiến các công trình, cơ sở vật chất thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phục vụ hoạt động cộng đồng dân cư ở các thôn mới như sau:

Đối với thôn Đăng Lâu:

- Nhà văn hóa: Vị trí cũ, trung tâm thôn Đăng Lâu; diện tích 627 m2 .

- Khu thể thao: Vị trí cũ, trung tâm thôn Đăng Lâu; diện tích 5.549 m2.

Đối với Thôn Đội 4

- Nhà văn hóa: Vị trí nhà văn hóa thôn 4B cũ; diện tích: 400 m2 .

- Khu thể thao: Vị trí tại sân vận động thôn 4A cũ; diện tích 500 m2 .

Giải pháp khác :

Giải quyết chế độ chính sách cán bộ cho những cán bộ không chuyên trách cấp thôn nghỉ việc phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo điều kiện để người nghỉ việc do sáp nhập, thành lập thôn mới an tâm, phấn khởi.

Quán triệt triển khai, tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội cùng toàn thể nhân dân, đặc biệt là các thôn Đăng lâu, 5B, Đá  Vôi, 4A và 4B thông suốt với Nghị quyết của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh về việc sáp nhập thôn để thành lập thôn mới.

Tiến hành các bước giới thiệu, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn bầu vào giữ các cương vị công tác là cán bộ không chuyên trách ở cấp thôn.

Chỉ đạo các thôn mới ổn định tình hình, đi vào hoạt động có nề nếp, thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng - An ninh của thôn mới sáp nhập.

Tiếp tục vận động nhân dân đóng góp tự nguyện theo Pháp lệnh 34 và tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà Nước xây dựng và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

       

KẾ HOẠCH Triển khai thực hiện Đề án sáp nhập thôn theo Quyết định số 3507 ngày 18/09/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa

Đăng lúc: 25/05/2018 13:37:35 (GMT+7)

Xã Thọ Lâm có diện tích tự nhiên 2.144,87 ha, dân số 10.302 người, 2.570 hộ; toàn xã hiện có 14 thôn.

            
            Căn cứ Thông tư số 04/2012/TT-BTV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động thôn và tổ dân phố; Căn cứ kết luận số 94 ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thường vụ tỉnh ủy Thanh Hóa về chủ trương sáp nhập thôn trên địa bàn tỉnh; Chỉ thị số 12, ngày 25/10/2017 của Ban thường vụ tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện sáp nhập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 3057 ngày 18 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đền án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện kế hoạch số 12 của UBND huyện Thọ Xuân về việc triển khai thực hiện đề án sáp nhập thôn, tổ dân phố theo quyết định số 3057 ngày 18 tháng 9 năm 2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa.

         Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương về tổ chức hoạt động của thôn. Ủy ban nhân dân xã Thọ Lâm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện sáp nhập, thành lập thôn mới xã Thọ Lâm như sau:

Sáp nhập thôn nhằm giảm số lượng thôn và người hoạt động không chuyên trách góp phần tinh gọn bộ máy, giảm chi phí ngân sách; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã; phát huy vai trò tự quản, tự chủ và hiệu quả huy động nguồn lực từ cộng đồng dan cư trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết chế văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

- Sáp nhập thôn phải phù hợp với thực trạng, đặc điểm, truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc của mỗi địa phương; đảm bảo thuận lợi cho sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, của thôn trên địa bàn; khuyến khích sáp nhập các thôn để thành lập thôn mới.

- Quá trình sáp nhập thôn phải theo đúng quy định của pháp luật, dân chủ, công khai, minh bạch; đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ đảng; điều hành của chính quyền các cấp; hướng dẫn, triển khai của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện thống nhất với kiện toàn, sắp xếp lại tổ chức chi bộ, ban công tác mặt trận và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội ở thôn .

Về tiêu chí sáp nhập để thành lập thôn mới:

Theo quy định tại Thông tư số 04/2012/TT-BNV ngày 31/8/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của thôn, tổ dân phố; Quyết định số 3507 ngày 18/9/2017 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh. Khung tiêu chí đối với thôn, tổ dân phố quy định:

- Đối với thôn: Ở vùng đồng bằng phải có từ 200 hộ gia đình trở lên, ở vùng miền núi có từ 100 hộ gia đình trở lên.

- Đối với tổ dân phố: ở vùng đồng bằng có từ 250 hộ gia đình trở lên, ở vùng miền núi có từ 150 hộ gia đình trở lên.

Áp dụng khung tiêu chí để sáp nhập thôn:

- Các thôn có số hộ thấp hơn số hộ theo tiêu chí phải sáp nhập với thôn khác liền cư trong cùng xã để hình thành thôn mới.

- Các thôn có số hộ lớn hơn số hộ theo tiêu chí nhưng có chung truyền thống văn hóa ( cùng làng hoặc cùng đội sản xuất trước đây); phù hợp với đặc thù về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo sáp nhập lại theo nguyện vọng của cộng đồng dân cư.

- Các thôn có số hộ thấp hơn số hộ theo tiêu chí, cùng có các yếu tố đặc thù về truyền thống, văn hóa; dân tộc; tín ngưỡng, tôn giáo nhưng vị trí đị lý không giáp nhau thì vẫn pải sáp nhập lại; nếu đảm bảo sau khi sáp nhập khoảng cách từ nơi dân cư xa nhất đến trung tâm thôn mới dưới 1,5km ở vùng đồng bằng và dưới 3km ở vùng miền núi.

Trường hợp không thể sáp nhập được ( do nếu sáp nhập thì khoảng cách địa lý từ nơi dân cư xa nhất đến trung tâm thôn đó lớn hơn 1,5km ở vùng đồng bằng và hơn 3km ở vùng miền núi) thì có thể duy trì; trường hợp có nguyện vọng thì được khuyến khích sáp nhập thành thôn mới.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

- Thành lập Ban chỉ đạo sáp nhập thôn trên địa bàn xã; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đồng chí trong Ban chỉ đạo phụ trách các thôn để lãnh đạo, chỉ đạo công tác sáp nhập thôn trên địa bàn đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

- Ban hành Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ xã về sáp nhập thôn trên địa bàn. Lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo việc sáp nhập thôn trên địa bàn xã; kiện toàn chi bộ và các đoàn thể chính trị - xã hội; công tác nhân sự đối với những người hoạt động không chuyên trách khi tiến hành sáp nhập thôn; giải quyết chế độ chính sách cho người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sáp nhập.

Cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và đoàn thể chính trị - xã hội có trách nhiệm thông tin, tuyên truyền đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của việc sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố; xem đây là nội dung quan trọng góp phần tinh gọn bộ máy theo Kết luận số 64 ngày 28/5/2013 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và Nghị quyết số 39 ngày 17/4/2015 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức; giúp giảm chi ngân sách làm cơ sở để nâng mức phụ cấp cho những người hoạt động không chuyên trách; nâng cao hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã và hiệu quả đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của thôn, tổ dân phố trên địa bàn toàn tỉnh; từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất trong chỉ đạo, thực hiện của cấp ủy, chính quyền, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân.

         

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐỀ ÁN

Sáp nhập để thành lập thôn thuộc xã Thọ Lâm

 
 

 


Căn cứ Luật tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/06/2015;

Căn cứ Thông tư số 04/2012 ngày 31/08/2012 của Bộ Nội Vụ hướng dẫn về tổ chức, hoạt động của thôn, tổ dân phố;

Căn cứ Quyết định số 3507 ngày 18/09/2017 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án sáp nhập, thành lập thôn, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa;

UBND xã Thọ Lâm xây dựng Đề án sáp nhập để thành lập thôn mới trên địa bàn xã Thọ Lâm cụ thể như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI SÁP NHẬP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN:

Xã Thọ Lâm có diện tích tự nhiên 2.144,87 ha, dân số 10.302 người, 2.570 hộ; toàn xã hiện có 14 thôn.

Trong những năm qua hoạt động của thôn trên địa bàn xã đã đạt được những kết quả tích cực, các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà Nước, nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp trên được triển khai thực hiện kịp thời, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, hiệu quả, góp phần phát triển sản xuất, xây dựng và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của địa phương; phòng chống và đẩy lùi c ác tệ nạn xã hội, xóa bỏ hủ tục lạc hậu, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội và bảo v ệ môi trường; đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, kết quả đã đạt được, công tác tổ chức, hoạt động của thôn cũng còn nhiều tồn tại, bất cập, quy mô thôn nhỏ làm phát sinh tổ chức, tạo đầu mối, tăng số lượng người hoạt động không chuyên trách, gây áp lực chi ngân sách địa phương, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Chi bộ, Chi hội, Đoàn thể, khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng dân cư để xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Địa bàn hành chính rộng, dân cư sống không tập trung gây khó khăn trong công tác quản lý.

Từ thực tế nói trên, việc sáp nhập để thành lập thôn trên địa bàn xã Thọ Lâm là phù hợp với thực tiễn địa phương, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của chính quyền cấp xã, tinh gọn bộ máy, giảm số lượng, đồng thời tạo sự gắn bó, củng cố sức mạnh, tăng cường đầu tư xây dựng công trình phúc lợi xã hội từ cộng đồng dân cư.

PHƯƠNG ÁN SÁP NHẬP ĐỂ THÀNH LẬP THÔN MỚI:

1. Sáp nhập thôn 5B ( 55 hộ, 167 người, diện tích 13,06 ha) và thôn Đăng Lâu ( 252 hộ, 943 người, diện tích 69,25 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Đăng Lâu:

- Sau khi sáp nhập Thôn Đăng Lâu mới có 307 hộ, 1.110 người, diện tích 425,51 ha.

- Vị trí địa lý: Phía Đông giáp xã Xuân Hưng; phía Tây giáp thôn Tân Phúc; Phía Nam giáp thôn Điền Trạch; phía Bắc giáp thôn Quần Ngọc.

2. Sáp nhập thôn 4A ( 102 hộ, 389 người, diện tích 43,51 ha), thôn 4B ( 108 hộ, 395 người, diện tích 53,11 ha) và thôn Đá Vôi ( 48 hộ, 163 người, diện tích 48,33 ha) để thành lập thôn mới, tên là thôn Đội 4:

- Sau khi sáp nhập Thôn Đội 4 có 258 hộ, 947 người, diện tích 144,95 ha.

- Vị trí địa lý: phía Đông giáp thị trấn Sao Vàng; phía Tây giáp xã Thọ Xương; phía Nam giáp xã Xuân Phú; phía Bắc giáp thôn Điền Trạch .

Giải pháp tổ chức thực hiện việc sáp nhập thôn:

Sau khi có Quyết định sáp nhập để thành lập thôn mới của cấp có thẩm quyền, UBND xã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội, báo cáo Đảng ủy xã lãnh đạo phương án kiện toàn, sắp xếp tổ chức của Chi  bộ, Chi hội, Trưởng thôn và những người hoạt động không chuyên trách ở thôn mới. Cụ thể:

Đối với thôn Đăng Lâu:

- Chi bộ có 30 Đảng viên; Ban công tác Mặt trận có 09 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 13 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 81 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 138 hội viên; Chi hội  Nông dân có 88 hội viên.

-  Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 5 người là Trưởng Chi đoàn, Chi hội Người Cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ.

Đối với 3 thôn Đội 4:

- Chi bộ có 55 Đảng viên; Ban công tác Mặt trận có 09 thành viên; Chi đoàn Thanh niên có 13 đoàn viên; Chi hội Cựu chiến binh có 56 hội viên; Chi hội Phụ nữ có 161 hội viên;

-  Những người hoạt động không chuyên trách có 6 người, ngoài ra còn có 4 người là Trưởng Chi đoàn, Chi hội Người Cao tuổi, Chi hội Cựu chiến binh, Chi hội Phụ nữ.

Giải pháp về cơ sở vật chất:

UBND xã dự kiến các công trình, cơ sở vật chất thiết yếu, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, phục vụ hoạt động cộng đồng dân cư ở các thôn mới như sau:

Đối với thôn Đăng Lâu:

- Nhà văn hóa: Vị trí cũ, trung tâm thôn Đăng Lâu; diện tích 627 m2 .

- Khu thể thao: Vị trí cũ, trung tâm thôn Đăng Lâu; diện tích 5.549 m2.

Đối với Thôn Đội 4

- Nhà văn hóa: Vị trí nhà văn hóa thôn 4B cũ; diện tích: 400 m2 .

- Khu thể thao: Vị trí tại sân vận động thôn 4A cũ; diện tích 500 m2 .

Giải pháp khác :

Giải quyết chế độ chính sách cán bộ cho những cán bộ không chuyên trách cấp thôn nghỉ việc phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, tạo điều kiện để người nghỉ việc do sáp nhập, thành lập thôn mới an tâm, phấn khởi.

Quán triệt triển khai, tuyên truyền, vận động các tổ chức chính trị - xã hội cùng toàn thể nhân dân, đặc biệt là các thôn Đăng lâu, 5B, Đá  Vôi, 4A và 4B thông suốt với Nghị quyết của Tỉnh ủy và Đề án của UBND tỉnh về việc sáp nhập thôn để thành lập thôn mới.

Tiến hành các bước giới thiệu, lựa chọn những người có đủ tiêu chuẩn bầu vào giữ các cương vị công tác là cán bộ không chuyên trách ở cấp thôn.

Chỉ đạo các thôn mới ổn định tình hình, đi vào hoạt động có nề nếp, thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội - Quốc phòng - An ninh của thôn mới sáp nhập.

Tiếp tục vận động nhân dân đóng góp tự nguyện theo Pháp lệnh 34 và tranh thủ sự quan tâm hỗ trợ đầu tư của Nhà Nước xây dựng và nâng cấp các công trình phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.

       

thủ tục hành chính