I. CÁC QUYỀN CHUNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
(1) Quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đây là một trong những quyền rất quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua GCNQSDĐ, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất cho sử dụng. Mặt khác, GCNQSDĐ còn có ý nghĩa xác định phạm vi, giới hạn quyền và nghĩa vụ mà mỗi người sử dụng đất được phép thực hiện (ranh giới sử dụng đất, thời hạn và mục đích sử dụng…).
Về mặt khái niệm, GCNQSDĐ là chứng thư Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để họ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và được Nhà nước bảo hộ khi quyền của họ bị xâm hại. Đó cũng là điều kiện để họ được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và là cơ sở pháp lý chứng minh của họ khi cần Tòa án giải quyết tranh chấp về đất đai. Như vậy, GCNQSDĐ vừa chứa đựng nội dung pháp lý, lại vừa chứa đựng nội dung kinh tế.
Những chủ thể sử dụng đất đai hợp pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn xét và cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng ổn định, được Ủy ban nhân nhân xã, phường, thị trấn xác nhận. Đây là một quyền vô cùng quan trọng bởi lẽ GCNQSDĐ sẽ là cơ sở thiết yếu cho chủ thể quyền trong việc được hưởng những quyền và lợi ích khác.
(2) Quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Lao động và thụ hưởng thành quả từ chính lao động ấy là điều mang tính tự nhiên về mặt xã hội. Tuy nhiên, quy định cũng có ý nghĩa nhất định, nó thể hiện sự ghi nhận của pháp luật, thể chế hóa thành một quyền năng, từ đó, sẽ được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
Thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất là những sản phẩm lao động hoặc đầu tư của người sử dụng, gồm:
+ Những tài sản gắn liền với đất như: nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng...
+ Khả năng sinh lợi, lợi thế được tạo nên trong quá trình sử dụng đất như cải tạo, khai phá, san lấp, tôn tạo...
+ Sản phẩm thu hoạch từ cây trồng, vật nuôi.
Người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật bảo hộ quyền hưởng một cách tuyệt đối tất cả thành quả lao động và đầu tư trên đất được giao.
(3) Quyền được bảo vệ và nhận lợi ích từ hoạt động của Nhà nước, gồm:
+ Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp mang lại.
+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Các nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013. Nghĩa vụ của một chủ thể được xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, bao gồm cả Nhà nước, xã hội và những người sử dụng đất khác. Với 07 khoản theo quy định của Điều 170, có thể phân chia một cách tương đối thành các nhóm nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, người sử dụng đất có nghĩa vụ:
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Thứ hai, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể khác, người sử dụng đất có nghĩa vụ:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,
- Bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ ba là liên quan đến bảo vệ môi trường, người sử dụng đất có nghĩa vụ: Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
I. CÁC QUYỀN CHUNG CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
Các quyền chung của người sử dụng đất được quy định tại Điều 166 Luật đất đai 2013. Theo đó, người sử dụng đất có các quyền cơ bản sau:
(1) Quyền được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ), quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Đây là một trong những quyền rất quan trọng được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Thông qua GCNQSDĐ, Nhà nước xác lập mối quan hệ pháp lý giữa Nhà nước - với tư cách là chủ sở hữu đất đai đối với các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân được Nhà nước giao đất cho sử dụng. Mặt khác, GCNQSDĐ còn có ý nghĩa xác định phạm vi, giới hạn quyền và nghĩa vụ mà mỗi người sử dụng đất được phép thực hiện (ranh giới sử dụng đất, thời hạn và mục đích sử dụng…).
Về mặt khái niệm, GCNQSDĐ là chứng thư Nhà nước cấp cho người sử dụng đất để họ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và được Nhà nước bảo hộ khi quyền của họ bị xâm hại. Đó cũng là điều kiện để họ được nhận bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và là cơ sở pháp lý chứng minh của họ khi cần Tòa án giải quyết tranh chấp về đất đai. Như vậy, GCNQSDĐ vừa chứa đựng nội dung pháp lý, lại vừa chứa đựng nội dung kinh tế.
Những chủ thể sử dụng đất đai hợp pháp sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền còn xét và cấp GCNQSDĐ cho người sử dụng ổn định, được Ủy ban nhân nhân xã, phường, thị trấn xác nhận. Đây là một quyền vô cùng quan trọng bởi lẽ GCNQSDĐ sẽ là cơ sở thiết yếu cho chủ thể quyền trong việc được hưởng những quyền và lợi ích khác.
(2) Quyền hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.
Lao động và thụ hưởng thành quả từ chính lao động ấy là điều mang tính tự nhiên về mặt xã hội. Tuy nhiên, quy định cũng có ý nghĩa nhất định, nó thể hiện sự ghi nhận của pháp luật, thể chế hóa thành một quyền năng, từ đó, sẽ được bảo đảm thực hiện bằng pháp luật.
Thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất là những sản phẩm lao động hoặc đầu tư của người sử dụng, gồm:
+ Những tài sản gắn liền với đất như: nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng...
+ Khả năng sinh lợi, lợi thế được tạo nên trong quá trình sử dụng đất như cải tạo, khai phá, san lấp, tôn tạo...
+ Sản phẩm thu hoạch từ cây trồng, vật nuôi.
Người sử dụng đất hợp pháp được pháp luật bảo hộ quyền hưởng một cách tuyệt đối tất cả thành quả lao động và đầu tư trên đất được giao.
(3) Quyền được bảo vệ và nhận lợi ích từ hoạt động của Nhà nước, gồm:
+ Được hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp mang lại.
+ Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.
+ Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình.
+ Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
II. NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT
Các nghĩa vụ của người sử dụng đất được quy định tại Điều 170 Luật Đất đai năm 2013. Nghĩa vụ của một chủ thể được xác định dựa trên việc hướng đến đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác, bao gồm cả Nhà nước, xã hội và những người sử dụng đất khác. Với 07 khoản theo quy định của Điều 170, có thể phân chia một cách tương đối thành các nhóm nghĩa vụ sau:
Thứ nhất, để bảo đảm cho hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, người sử dụng đất có nghĩa vụ:
- Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
- Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
- Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.
Thứ hai, để bảo đảm quyền lợi cho các chủ thể khác, người sử dụng đất có nghĩa vụ:
- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không,
- Bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thứ ba là liên quan đến bảo vệ môi trường, người sử dụng đất có nghĩa vụ: Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.