HÀNH VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 xác định các hành vi sau đây là những hành vi bị nghiêm cấm:
Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 xác định các hành vi sau đây là những hành vi bị nghiêm cấm:
(1) Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
(2) Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng 10 năm một lần, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần, riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây dựng hàng năm. Để Nhà nước có thể thực hiện được các mục tiêu trên thì người sử dụng đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(3) Không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích. Đất đai là một loại tư liệu sản xuất quan trọng. Nếu như người sử dụng đất có đất mà không sử dụng thì đó chính là hành vi trực tiếp gây lãng phí đất đai. Sử dụng đất không đúng mục đích là việc người sử dụng đất không sử dụng đúng theo mục đích đã đăng ký với Nhà nước. Việc sử dụng đất không đúng mục đích vừa gây khó khăn cho quản lý nhà nước, đồng thời cũng có thể là hành vi gián tiếp gây lãng phí đất đai.
(4) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. Hành vi này được thể hiện cụ thể như tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở…
(5) Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân. Với mục đích hạn chế tích tụ đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp - loại đất sản xuất đặc biệt quan trọng, pháp luật đất đai đặt ra quy định về hạn mức nhận chuyển quyền đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn mức nhận chuyển quyền cụ thể đối với từng loại đất được quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Các hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nằm trong hạn mức này. Hành vi tự ý nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật; đồng thời buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm trên.
(6) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 là hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất, nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước. Người sử dụng đất không thực hiện đăng ký đất đai có thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
(7) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Đất đai tại Việt
(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. Các hành vi bị cấm không chỉ được quy định với người sử dụng đất mà còn được quy định đối với người quản lý trong lĩnh vực đất đai, bởi lẽ các sai phạm không chỉ xuất phát từ hoạt động sử dụng đất mà còn có thể xuất phát từ hoạt động quản lý. Nếu như các hình thức trách nhiệm chủ yếu được áp dụng đối với người sử dụng đất là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để là trái quy định về quản lý đất đai còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.
(9) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác có thể bị phạt tiền đến tối đa 3.000.000 đồng căn cứ theo tính chất của hành vi vi phạm.
(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Nhà nước bảo đảm quyền cho chủ thể sử dụng đất hợp pháp nhưng các quyền đó phải nằm trong giới hạn, bảo đảm không xâm phạm đến quyền của chủ thể sử dụng đất hợp pháp khác. Người sử dụng đất không được thực hiện những hành vi như đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác, đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…
HÀNH VI BỊ CẤM TRONG LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI
Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 xác định các hành vi sau đây là những hành vi bị nghiêm cấm:
Điều 12 Luật Đất đai năm 2013 xác định các hành vi sau đây là những hành vi bị nghiêm cấm:
(1) Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. Lấn đất là việc người đang sử dụng đất tự chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất. Chiếm đất là việc sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc việc sử dụng đất do được Nhà nước giao, cho thuê nhưng hết thời hạn giao, cho thuê đất không được Nhà nước gia hạn sử dụng mà không trả lại đất hoặc sử dụng đất khi chưa thực hiện thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai. Hủy hoại đất là hành vi làm biến dạng địa hình, làm suy giảm chất lượng đất, gây ô nhiễm đất, làm mất hoặc giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định.
(2) Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố. Quy hoạch sử dụng đất được xây dựng 10 năm một lần, kế hoạch sử dụng đất được xây dựng 5 năm một lần, riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được xây dựng hàng năm. Để Nhà nước có thể thực hiện được các mục tiêu trên thì người sử dụng đất cần sử dụng đất đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
(3) Không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích. Đất đai là một loại tư liệu sản xuất quan trọng. Nếu như người sử dụng đất có đất mà không sử dụng thì đó chính là hành vi trực tiếp gây lãng phí đất đai. Sử dụng đất không đúng mục đích là việc người sử dụng đất không sử dụng đúng theo mục đích đã đăng ký với Nhà nước. Việc sử dụng đất không đúng mục đích vừa gây khó khăn cho quản lý nhà nước, đồng thời cũng có thể là hành vi gián tiếp gây lãng phí đất đai.
(4) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất. Hành vi này được thể hiện cụ thể như tự ý chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, đất đang có tranh chấp, đất đang bị kê biên để bảo đảm thi hành án, đất đã hết thời hạn sử dụng nhưng không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn; tự ý chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở…
(5) Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân. Với mục đích hạn chế tích tụ đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp - loại đất sản xuất đặc biệt quan trọng, pháp luật đất đai đặt ra quy định về hạn mức nhận chuyển quyền đối với quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hạn mức nhận chuyển quyền cụ thể đối với từng loại đất được quy định tại Điều 44 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. Các hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp nằm trong hạn mức này. Hành vi tự ý nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền theo quy định của pháp luật có thể bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật; đồng thời buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền vượt hạn mức do thực hiện hành vi vi phạm trên.
(6) Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đăng ký sử dụng đất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm cả đăng ký lần đầu và đăng ký biến động theo quy định tại Điều 95 Luật đất đai năm 2013 là hoạt động bắt buộc đối với người sử dụng đất, nhằm phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước. Người sử dụng đất không thực hiện đăng ký đất đai có thể bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.
(7) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước. Đất đai tại Việt
(8) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai. Các hành vi bị cấm không chỉ được quy định với người sử dụng đất mà còn được quy định đối với người quản lý trong lĩnh vực đất đai, bởi lẽ các sai phạm không chỉ xuất phát từ hoạt động sử dụng đất mà còn có thể xuất phát từ hoạt động quản lý. Nếu như các hình thức trách nhiệm chủ yếu được áp dụng đối với người sử dụng đất là cảnh cáo hoặc phạt tiền thì người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để là trái quy định về quản lý đất đai còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.
(9) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật. Hành vi không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác có thể bị phạt tiền đến tối đa 3.000.000 đồng căn cứ theo tính chất của hành vi vi phạm.
(10) Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Nhà nước bảo đảm quyền cho chủ thể sử dụng đất hợp pháp nhưng các quyền đó phải nằm trong giới hạn, bảo đảm không xâm phạm đến quyền của chủ thể sử dụng đất hợp pháp khác. Người sử dụng đất không được thực hiện những hành vi như đưa chất thải, chất độc hại, vật liệu xây dựng hoặc các vật khác lên thửa đất của người khác hoặc thửa đất của mình gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác, đào bới, xây tường, làm hàng rào gây cản trở hoặc gây thiệt hại cho việc sử dụng đất của người khác…