Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất, sản lượng ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất.
Đến tháng 5/2025, toàn tỉnh đã gieo cấy lúa vụ xuân hơn 113.352ha/112.000ha, đạt 101,2% kế hoạch. Hiện nay nông dân các địa phương đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa giai đoạn làm đòng và gần 23.116ha lúa đã trổ bông. Qua điều tra đồng ruộng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hậu Lộc, hiện nay đang xuất hiện bệnh đạo ôn lá gây hại trên cây lúa với diện tích nhiễm 18ha. Tại các huyện Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương xuất hiện bệnh khô vằn gây hại rải rác trên cây lúa với diện tích nhiễm 52,7ha. Ngoài ra, tại các huyện Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Bỉm Sơn, chuột gây hại trên cây lúa từ nhẹ đến trung bình với diện tích nhiễm 75,1ha...
Dự báo, từ nay đến cuối vụ, tình hình sâu bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng, đặc biệt chú ý đến bệnh đạo ôn, rầy nâu với các giống mẫn cảm với sâu bệnh. Khi phát hiện sâu bệnh phun phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu, theo sự hướng dẫn, khuyến cáo của các trung tâm dịch vụ nông nghiệp ở địa phương. Theo Trưởng Phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trịnh Văn Chất, hiện đơn vị phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống cơ sở xác định, phân loại trà lúa và theo thời gian trổ để điều tra, dự báo chính xác thời điểm, mức độ phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Qua đó, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ và phối hợp với các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, giúp nông dân xác định rõ từng đối tượng sâu bệnh và biện pháp phòng trừ hiệu quả ngay từ khi còn ở diện hẹp, không để sâu bệnh lây lan thành dịch. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.
Tin cùng chuyên mục
-
Thanh Hóa phát động phong trào “Bình dân học vụ số”
08/05/2025 15:15:23 -
Đề cao cảnh giác trước các luận điệu xuyên tạc về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
08/05/2025 15:15:23 -
Phát động đợt cao điểm phòng chống thuốc giả, thực phẩm chức năng giả
08/05/2025 15:15:23 -
Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
08/05/2025 15:15:23
Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Tập trung thực hiện các biện pháp bảo vệ lúa vụ xuân
Hiện nay, các trà lúa xuân đang sinh trưởng, phát triển tốt, nhiều diện tích đã bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông. Nhằm bảo đảm năng suất, sản lượng ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh cùng bà con nông dân đang tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh bảo vệ sản xuất.
Đến tháng 5/2025, toàn tỉnh đã gieo cấy lúa vụ xuân hơn 113.352ha/112.000ha, đạt 101,2% kế hoạch. Hiện nay nông dân các địa phương đang tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa giai đoạn làm đòng và gần 23.116ha lúa đã trổ bông. Qua điều tra đồng ruộng của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tại các huyện Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hậu Lộc, hiện nay đang xuất hiện bệnh đạo ôn lá gây hại trên cây lúa với diện tích nhiễm 18ha. Tại các huyện Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Thọ Xuân, Triệu Sơn, Hoằng Hóa, Quảng Xương xuất hiện bệnh khô vằn gây hại rải rác trên cây lúa với diện tích nhiễm 52,7ha. Ngoài ra, tại các huyện Bá Thước, Thường Xuân, Ngọc Lặc, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, thị xã Bỉm Sơn, chuột gây hại trên cây lúa từ nhẹ đến trung bình với diện tích nhiễm 75,1ha...
Dự báo, từ nay đến cuối vụ, tình hình sâu bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp. Vì vậy, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật khuyến cáo nông dân cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sâu bệnh hại trên đồng ruộng, đặc biệt chú ý đến bệnh đạo ôn, rầy nâu với các giống mẫn cảm với sâu bệnh. Khi phát hiện sâu bệnh phun phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc đặc hiệu, theo sự hướng dẫn, khuyến cáo của các trung tâm dịch vụ nông nghiệp ở địa phương. Theo Trưởng Phòng Trồng trọt, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trịnh Văn Chất, hiện đơn vị phân công cán bộ kỹ thuật thường xuyên xuống cơ sở xác định, phân loại trà lúa và theo thời gian trổ để điều tra, dự báo chính xác thời điểm, mức độ phát sinh và gây hại của các đối tượng sâu bệnh. Qua đó, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ và phối hợp với các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, giúp nông dân xác định rõ từng đối tượng sâu bệnh và biện pháp phòng trừ hiệu quả ngay từ khi còn ở diện hẹp, không để sâu bệnh lây lan thành dịch. Ngoài ra, đơn vị thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia thực hiện các biện pháp diệt chuột bảo vệ sản xuất nông nghiệp và môi trường.