Hướng dẫn chăm sóc , phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 – 2025.
Hướng dẫn chăm sóc , phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 2025.
Theo Bản tin của Đài khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 09/01/2025 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Thanh Hóa, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 10-13oC, đêm và sáng sớm rét đậm, rét hại. Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất thuận, Ban chỉ đạo sản xuất xã Thọ Lâm hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng, cụ thể như sau:
1. Chăm sóc, phòng chống rét cho mạ, lúa sau cấy
1.1. Đối với diện tích mạ: Diện tích mạ đã gieo, thường xuyên giữ nước trên mặt luống từ 2-3 cm để dưỡng và giữ ấm chân mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn; thực hiện che phủ nilon 100%, vòm che phủ có đỉnh cao 60 cm so với mặt luống; vùi chặt phần mép của nilon vào đất để tránh gió lùa, đảm bảo kín gió, giữ ấm cho mạ. Nếu thời tiết ấm dần khi mạ 1,5 lá trở lên, ban ngày mở nilon ở 2 đầu luống, ban đêm phủ kín.
- Rắc tro bếp mục lên trên mặt luống để giữ ấm cho mạ, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (ngâm lân trong nước giải để tưới); không được bón đạm, NPK cho mạ.
- Khi cây mạ được 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày, mở dần nilon và phun phòng bệnh cho mạ bằng 1 trong các loại thuốc: Tilt super 300EC, Benlate 500WP, Anvil 5SC...
Lưu ý: Tuyệt đối không gieo cấy trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 160C; tuân thủ gieo cấy theo khung lịch thời vụ của UBND huyện để hạn chế rủi ro điều kiện thời tiết bất thuận.
1.2. Đối với diện tích lúa mới cấy: Duy trì mực nước 3-4 cm để chống rét, giữ ấm chân lúa. Nhiệt độ xuống dưới 16oC, tuyệt đối không bón phân đạm, các loại phân qua lá, không phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng khô hạn.
Khi thời tiết nắng ấm trở lại, tiến hành chăm bón theo phương châm "Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K, để cây lúa khỏe, sinh trưởng tốt, đẻ tập trung, hạn chế nhánh vô hiệu.
+ Bón thúc lần 1 (lúa bén rễ hồi xanh): Bón 20-25 kg NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2-Tiến nông) hoặc NPK12-5-10+14S (Lâm Thao); kết hợp làm cỏ sục bùn, phá váng để phát huy tác dụng phân bón, tăng lượng oxy trong đất, giúp bộ rễ phát triển tốt, ruộng lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều.
1.3. Phòng trừ ốc bưu vàng: Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc sau: Aladin700WP, Amani 70WP, Baycide 70WP,...phun từ sau khi cấy đến giai đoạn đẻ nhánh, khi phun giữ mực nước trong ruộng từ 2-3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.
2. Đối với các loại rau màu, hoa: Đối với cây rau màu như cà chua, ớt, khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, . cần tưới đủ ẩm, tăng cường bón thêm tro bếp mục, kali, phân lân vi sinh hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP, để tăng khả năng chống rét. Tuyệt đối không bón đạm, NPK vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 16oC. Những ngày có sương muối, dùng bình ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá, rửa lá, tránh hiện tượng cháy lá khi gặp nắng. Đối với các loại hoa như: cúc, đồng tiền, lily, chủ động che chắn nilon, thắp điện để tăng nhiệt độ, giữ ấm, tăng cường chăm sóc để hoa nở trong dịp Tết Nguyên đán.
Tin cùng chuyên mục
-
Một số biện pháp phòng chống rét bảo vệ đàn vật nuôi
10/01/2025 15:19:45 -
Hướng dẫn chăm sóc , phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 – 2025.
10/01/2025 14:55:34 -
Hướng dẫn xử lý đất, gieo, ngâm ủ, chăm sóc mạ và các biện pháp diệt chuột vụ chiêm xuân 2024-2025
06/01/2025 10:25:19 -
Hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập, tái phát, lây lan trên địa bàn huyện.
25/06/2024 07:39:03
Hướng dẫn chăm sóc , phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 – 2025.
Hướng dẫn chăm sóc , phòng chống rét cho cây trồng vụ Đông Xuân năm 2024 2025.
Theo Bản tin của Đài khí tượng Thủy văn Thanh Hóa, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 09/01/2025 bộ phận không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến khu vực Thanh Hóa, nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 10-13oC, đêm và sáng sớm rét đậm, rét hại. Để chủ động ứng phó với diễn biến thời tiết bất thuận, Ban chỉ đạo sản xuất xã Thọ Lâm hướng dẫn các biện pháp chăm sóc, phòng chống rét cho cây trồng, cụ thể như sau:
1. Chăm sóc, phòng chống rét cho mạ, lúa sau cấy
1.1. Đối với diện tích mạ: Diện tích mạ đã gieo, thường xuyên giữ nước trên mặt luống từ 2-3 cm để dưỡng và giữ ấm chân mạ, tuyệt đối không để mạ bị khô hạn; thực hiện che phủ nilon 100%, vòm che phủ có đỉnh cao 60 cm so với mặt luống; vùi chặt phần mép của nilon vào đất để tránh gió lùa, đảm bảo kín gió, giữ ấm cho mạ. Nếu thời tiết ấm dần khi mạ 1,5 lá trở lên, ban ngày mở nilon ở 2 đầu luống, ban đêm phủ kín.
- Rắc tro bếp mục lên trên mặt luống để giữ ấm cho mạ, bón bổ sung phân chuồng hoai mục, phân lân (ngâm lân trong nước giải để tưới); không được bón đạm, NPK cho mạ.
- Khi cây mạ được 2,5-3 lá, trước khi cấy 2-3 ngày, mở dần nilon và phun phòng bệnh cho mạ bằng 1 trong các loại thuốc: Tilt super 300EC, Benlate 500WP, Anvil 5SC...
Lưu ý: Tuyệt đối không gieo cấy trong những ngày nhiệt độ xuống thấp dưới 160C; tuân thủ gieo cấy theo khung lịch thời vụ của UBND huyện để hạn chế rủi ro điều kiện thời tiết bất thuận.
1.2. Đối với diện tích lúa mới cấy: Duy trì mực nước 3-4 cm để chống rét, giữ ấm chân lúa. Nhiệt độ xuống dưới 16oC, tuyệt đối không bón phân đạm, các loại phân qua lá, không phun thuốc trừ cỏ; không để ruộng khô hạn.
Khi thời tiết nắng ấm trở lại, tiến hành chăm bón theo phương châm "Bón sớm, bón tập trung, nặng đầu, nhẹ cuối", bón cân đối N-P-K, để cây lúa khỏe, sinh trưởng tốt, đẻ tập trung, hạn chế nhánh vô hiệu.
+ Bón thúc lần 1 (lúa bén rễ hồi xanh): Bón 20-25 kg NPK12-3- 10+2SiO2hh (Lúa 2-Tiến nông) hoặc NPK12-5-10+14S (Lâm Thao); kết hợp làm cỏ sục bùn, phá váng để phát huy tác dụng phân bón, tăng lượng oxy trong đất, giúp bộ rễ phát triển tốt, ruộng lúa sinh trưởng, phát triển đồng đều.
1.3. Phòng trừ ốc bưu vàng: Bắt thủ công hoặc sử dụng thuốc hóa học khi mật độ ốc ≥ 3 con/m2 bằng một trong các loại thuốc sau: Aladin700WP, Amani 70WP, Baycide 70WP,...phun từ sau khi cấy đến giai đoạn đẻ nhánh, khi phun giữ mực nước trong ruộng từ 2-3 cm để phát huy hiệu quả cao nhất.
2. Đối với các loại rau màu, hoa: Đối với cây rau màu như cà chua, ớt, khoai tây, bắp cải, su hào, súp lơ, . cần tưới đủ ẩm, tăng cường bón thêm tro bếp mục, kali, phân lân vi sinh hoặc tưới một số chế phẩm sinh học như KH, PenacP, để tăng khả năng chống rét. Tuyệt đối không bón đạm, NPK vào những ngày nhiệt độ xuống dưới 16oC. Những ngày có sương muối, dùng bình ô doa hay vòi bơm tưới, phun nước trên mặt lá, rửa lá, tránh hiện tượng cháy lá khi gặp nắng. Đối với các loại hoa như: cúc, đồng tiền, lily, chủ động che chắn nilon, thắp điện để tăng nhiệt độ, giữ ấm, tăng cường chăm sóc để hoa nở trong dịp Tết Nguyên đán.